Giải A cuộc thi thiết kế thành phố Hải Quân - Cam Ranh
Năm tham gia: 2010
Hợp tác cùng DCCD
Hợp tác cùng DCCD
Phương án lấy ý tưởng chủ đạo từ hình tượng “bánh lái tàu thủy”, một trong những hình tượng điển hình của lực lượng hải quân.
Phương án là sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố: đô thị xanh + xã hội học + dân sự hóa.
*) Đô thị xanh: Yếu tố xanh được chọn làm ý tưởng chủ đạo của phương án, bằng các giải pháp tổ hợp mặt bằng kiến trúc hợ lý, tạo ấn tượng với tỷ lệ cây xanh – mặt nước “áp đảo” các công trình kiến trúc; Các công trình tổ hợp đan xen trong vườn cây; Nguồn năng lượng sạch: Tất cả các công trình đều lắp đặt dàn năng lượng mặt trời như một hình thức mái của công trình. Hệ thống phong điện lắp đặt khu vực núi phía sau để cung cấp năng lượng cho đô thị; Không gian tầng cao toàn đô thị được khống chế thấp dần ra Vịnh sẽ tạo nên cấu trúc tâng bậc và đảm bảo khoảng cách ly tĩnh không cho khu vực sân bay.
*) Xã hội học: Mục tiêu xây dung khu đô thị để giải quyết nhu cầu ở cho quân nhân đang tại ngũ và các gia đình quân nhân hải quân Việt Nam, những người phải thường xuyên xa nhà làm nhiệm vụ dài ngày trên biển => gia đình lệch. Sau bao ngày lênh đênh trên biển, người lính trở về đoàn tụ bên gia đình => cần sự bình lặng và ấm cúng.
Với đặc thù của quân đội, cấp dưới luôn phải phục tùng mệnh lệnh cấp trên trong khi làm nhiệm vụ, vì vậy cần giảm thiểu điều đó trong sinh hoạt thường ngày bằng cách bố trí các căn hộ cho các cấp trong cùng nhóm ở, tạo cảm giác gần gũi, tránh yếu tố tâm lý căng thẳng. Các dịch vụ sinh hoạt ngoài nhà vẫn sử dụng chung, bình đẳng. Dịch vụ đa cấp, bình dị, mức độ phù hợp với đối tượng có thu nhập trung bình.
*) Dân sự hóa: áp dụng hình thức “nhà nước và nhân dân cùng làm” đây cũng là yếu tố quan trọng trong tổ hợp cơ cấu dân số đô thị. Sau khi xây dựng cũng được quản lý theo hệ thống chính quyền địa phương (thành phố Cam Ranh) nên vẫn phải thỏa mãn những tiêu chuẩn chung của khu đô thị dân dụng.
- Khu đô thị được chia làm hai khu chức năng chính: khu ở và khu dịch vụ.
- Trục không gian giao thông được tổ chức hướng tâm với trung tâm khu đô thị là quản trường nước, gợi nhớ hình tượng “bánh lái tàu thủy”, quảng trường là tổ hợp hệ thống đài phun nước nghệ thuật, trung tâm là tượng đài với ý tưởng “người lính đoàn tụ bên gia đình”. Xung quanh khu ở là hệ thống đường gom (10,5m) kết nối với các khu chức năng khác xung quanh bằng một cổng chính phía Tây và hai cổng phụ phía Bắc và Đông-Nam khu ở.
- Trục không gian chính của đô thị hướng ra Vịnh kết nối với khu dịch vụ tạo nên sự gắn kết hài hòa giữa không gian ở và không gian dịch vụ giải trí.
- Các công trình dịch vụ công cộng như nhà ban quản lý, siêu thị, ngân hàng, bưu điện, thư viện, bảo tàng, công viên trung tâm thể dục thể thao, hội nghị – hội thảo … được bố trí xung quanh quảng trường trung tâm với tầng cao khống chế 3-6 tầng.
Các công trình dịch vụ công cộng khác như: Bệnh viện bố trí phía Bắc, cuối hướng gió, tiếp giáp với cổng phụ khu đô thị, tạo thuận lợi cho việc đi lại, cấp cứu kịp thời cho bệnh nhân trong và ngoài quân đội; Nhà trẻ, trường học,…được phân bố đều trong toàn đô thị, với bán kính phục vụ đảm bảo theo tiêu chuẩn thiết kế.
- Khu chung cư thấp tầng (6 tầng) được tổ hợp tổng mặt bằng thành các quần thể liên hoàn khép kín với các lõi xanh trung tâm, tạo cơ hội sử dụng không gian cây xanh tốt nhất. Đây là giải pháp mang nhiều ưu điểm cho khu đô thị ven biển, nơi chịu ảnh hưởng nhiều của nắng và gió cát.
- Khu chung cư cao tầng (11 tầng) được bố trí về phía Đông-Bắc và Đông-Nam khu đô thị, phía sau là dãy núi cao.
- Khu biệt thự loại B dành cho các sỹ quan có quân hàm cấp Tướng và các lữ đoàn trưởng được bố trí về phía Nam khu đô thị, khu đất có tầm nhìn tốt hướng ra Vịnh do địa hình tự nhiên cao.
- Khu dịch vụ bãi biển là tổ hợp không gian cây xanh đường dạo, các kiốt dịch vụ tắm biển, caffe giải khát, nhà hàng hải sản và khu nghỉ dưỡng Bungalows nằm phía Nam khu dịch vụ.
Kiến trúc sư Trần Ngoc Linh
Phương án là sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố: đô thị xanh + xã hội học + dân sự hóa.
*) Đô thị xanh: Yếu tố xanh được chọn làm ý tưởng chủ đạo của phương án, bằng các giải pháp tổ hợp mặt bằng kiến trúc hợ lý, tạo ấn tượng với tỷ lệ cây xanh – mặt nước “áp đảo” các công trình kiến trúc; Các công trình tổ hợp đan xen trong vườn cây; Nguồn năng lượng sạch: Tất cả các công trình đều lắp đặt dàn năng lượng mặt trời như một hình thức mái của công trình. Hệ thống phong điện lắp đặt khu vực núi phía sau để cung cấp năng lượng cho đô thị; Không gian tầng cao toàn đô thị được khống chế thấp dần ra Vịnh sẽ tạo nên cấu trúc tâng bậc và đảm bảo khoảng cách ly tĩnh không cho khu vực sân bay.
*) Xã hội học: Mục tiêu xây dung khu đô thị để giải quyết nhu cầu ở cho quân nhân đang tại ngũ và các gia đình quân nhân hải quân Việt Nam, những người phải thường xuyên xa nhà làm nhiệm vụ dài ngày trên biển => gia đình lệch. Sau bao ngày lênh đênh trên biển, người lính trở về đoàn tụ bên gia đình => cần sự bình lặng và ấm cúng.
Với đặc thù của quân đội, cấp dưới luôn phải phục tùng mệnh lệnh cấp trên trong khi làm nhiệm vụ, vì vậy cần giảm thiểu điều đó trong sinh hoạt thường ngày bằng cách bố trí các căn hộ cho các cấp trong cùng nhóm ở, tạo cảm giác gần gũi, tránh yếu tố tâm lý căng thẳng. Các dịch vụ sinh hoạt ngoài nhà vẫn sử dụng chung, bình đẳng. Dịch vụ đa cấp, bình dị, mức độ phù hợp với đối tượng có thu nhập trung bình.
*) Dân sự hóa: áp dụng hình thức “nhà nước và nhân dân cùng làm” đây cũng là yếu tố quan trọng trong tổ hợp cơ cấu dân số đô thị. Sau khi xây dựng cũng được quản lý theo hệ thống chính quyền địa phương (thành phố Cam Ranh) nên vẫn phải thỏa mãn những tiêu chuẩn chung của khu đô thị dân dụng.
- Khu đô thị được chia làm hai khu chức năng chính: khu ở và khu dịch vụ.
- Trục không gian giao thông được tổ chức hướng tâm với trung tâm khu đô thị là quản trường nước, gợi nhớ hình tượng “bánh lái tàu thủy”, quảng trường là tổ hợp hệ thống đài phun nước nghệ thuật, trung tâm là tượng đài với ý tưởng “người lính đoàn tụ bên gia đình”. Xung quanh khu ở là hệ thống đường gom (10,5m) kết nối với các khu chức năng khác xung quanh bằng một cổng chính phía Tây và hai cổng phụ phía Bắc và Đông-Nam khu ở.
- Trục không gian chính của đô thị hướng ra Vịnh kết nối với khu dịch vụ tạo nên sự gắn kết hài hòa giữa không gian ở và không gian dịch vụ giải trí.
- Các công trình dịch vụ công cộng như nhà ban quản lý, siêu thị, ngân hàng, bưu điện, thư viện, bảo tàng, công viên trung tâm thể dục thể thao, hội nghị – hội thảo … được bố trí xung quanh quảng trường trung tâm với tầng cao khống chế 3-6 tầng.
Các công trình dịch vụ công cộng khác như: Bệnh viện bố trí phía Bắc, cuối hướng gió, tiếp giáp với cổng phụ khu đô thị, tạo thuận lợi cho việc đi lại, cấp cứu kịp thời cho bệnh nhân trong và ngoài quân đội; Nhà trẻ, trường học,…được phân bố đều trong toàn đô thị, với bán kính phục vụ đảm bảo theo tiêu chuẩn thiết kế.
- Khu chung cư thấp tầng (6 tầng) được tổ hợp tổng mặt bằng thành các quần thể liên hoàn khép kín với các lõi xanh trung tâm, tạo cơ hội sử dụng không gian cây xanh tốt nhất. Đây là giải pháp mang nhiều ưu điểm cho khu đô thị ven biển, nơi chịu ảnh hưởng nhiều của nắng và gió cát.
- Khu chung cư cao tầng (11 tầng) được bố trí về phía Đông-Bắc và Đông-Nam khu đô thị, phía sau là dãy núi cao.
- Khu biệt thự loại B dành cho các sỹ quan có quân hàm cấp Tướng và các lữ đoàn trưởng được bố trí về phía Nam khu đô thị, khu đất có tầm nhìn tốt hướng ra Vịnh do địa hình tự nhiên cao.
- Khu dịch vụ bãi biển là tổ hợp không gian cây xanh đường dạo, các kiốt dịch vụ tắm biển, caffe giải khát, nhà hàng hải sản và khu nghỉ dưỡng Bungalows nằm phía Nam khu dịch vụ.
Kiến trúc sư Trần Ngoc Linh